Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi

Thai nhi 6 tuần tuổi chính là giai đoạn thai phát triển mạnh mẽ về kích thước và trọng lượng. Lúc này em bé đã có tay và chân rồi các mẹ nhé! Thai nhi bây giờ đã to bằng một hạt đậu Hà lan rồi các mẹ ạ! Các bạn hãy cùng Là Con Gái Thật Tuyệt tìm hiểu sự phát triển chi tiết của thai nhi 6 tuần tuổi nhé!

thai nhi 6 tuan tuoi phat trien the nao

Thai nhi 6 tuần tuổi phát triển thế nào

Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi thế nào?

Vui và hạnh phúc lắm khi nhìn thấy con qua siêu âm nhưng cũng không tránh khỏi những lo lắng.

Tim của bé đập nhanh khoảng 100 đến 160 lần/1phút(qua siêu âm bác sĩ sẽ thông báo cho các bạn biết là thai nhi đã có tim thai chưa, hầu như trong tuần này, các thai nhi đều đã có tim thai, nếu siêu âm chưa có tim thai thì mẹ cũng đừng lo lắng quá, mà đợi 1-2 tuần sau đi siêu âm lại nhé) và máu bắt đầu chảy vào cơ thể bé.

Tuyến yên hình thành, cũng như phần còn lại của não, cơ và xương. Em bé, lúc này được gọi là một thai nhi, được nhìn thấy rõ khi siêu âm và có chiều dài khoảng 3mm, kích thước bằng một hạt đậu lăng.

Thai nhi 6 tuan tuoi co kich thuoc bang mot hat dau lang
Thai nhi 6 tuần tuổi có kích thước bằng một hạt đậu lăng.

Não và hệ thần kinh của bé đang phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc.

Mũi, miệng và tai đang phát triển mạnh mẽ. Bàn tay và bàn chân đang nhô ra từ cánh tay và cẳng chân, trông khá giống những mái chèo.

thai nhi 6 tuan tuoi hinh dang the nao
Thai nhi 6 tuần tuổi

Các đặc điểm khuôn mặt-hàm, cằm, má, ống tai và mắt bắt đầu phát triển mạnh

Nếp gấp mí mắt đang che một phần mắt của bé cũng như chóp mũi và tĩnh mạch nhỏ dưới lớp da mỏng manh.

Một khuôn mặt rõ ràng đã xuất hiện.

Bé cưng có một cái đầu to, đôi mắt đang là hai đốm đen nhỏ và đã có lỗ mũi nhỏ.

Khuôn miệng bé đã có lưỡi và các dây thanh âm hình thành.

Cả hai bán cầu não của bé đang phát triển, và gan đang tạo ra tế bào hồng cầu cho đến khi tủy xương hình thành và đảm nhận vai trò này.

Bé cưng cũng đã có ruột thừa và tuyến tụy, nơi sẽ tạo ra hormone insulin. Một đoạn ruột của bé phát triển thành dây rốn, có mạch máu riêng biệt để mang oxy và chất dinh dưỡng đến và chất thải đi từ cơ thể nhỏ bé của bé.

Hệ thống tiêu hóa và hô hấp của bé cũng được hình thành.

Vào tuần 6, thai nhi có kích thước 2–5 mm tính từ đỉnh đầu đến mông.

Thai nhi với hình dạng chữ C.

Xương của bé bắt đầu hình thành trong tuần này

Đã mất đi cái đuôi nhỏ xíu. Đầu và trán rất to còn thân mình bé tí.

Hình thành chóp mũi.

Các ngón tay, ngón chân, môi, mí mắt và chân đang ngày càng rõ nét hơn. Đôi mắt gần hai bên thái dương hơn.

Xuất hiện các van tim và những đường dẫn khí từ cổ họng đến phổi.

Những thay đổi của mẹ khi mang thai tuần thứ 6

Bạn sẽ cảm thấy ngực mình to và nặng hơn, trở nên đau và nhạy cảm hơn

Vòng eo thì nhanh chóng biến mất, bụng lớn hơn.

Đi tiểu nhiều hơn các tuần trước

Tình trạng ốm nghén nhiều hơn: Cố gắng tránh bỏ lỡ các bữa ăn để phòng tình trạng hạ đường huyết, và nên chọn các thức ăn dễ tiêu hóa. Không cần thiết phải ép mình ăn món gì đó chỉ vì nghĩ là nó tốt

Cảm giác nặng và đầy ở vùng chậu có thể trở nên rõ nét hơn.

Mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi nhiều hơn.

Bắt đầu chịu những cơn đau ở vùng thắt lưng.

Tăng bài tiết nước bọt, chán ăn hoặc thèm ăn.

Ra máu hoặc chảy máu âm đạo nhẹ . Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nếu mẹ lo lắng về triệu ch

Những thay đổi của mẹ khi mang thai tuần thứ 6

g với mùi thức ăn.

Bạn có thể bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về bé, về giới tính và thậm chí cả tên gọi của bé. Bạn nhận ra, những suy nghĩ về việc đứa bé sẽ có ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của mình sẽ chiếm khá nhiều thời gian và tâm trí của bạn.

Những lưu ý cho mẹ khi mang thai tuần thứ 6

Việc ăn uống:

  • Đừng ăn cho 2 người. Mỗi ngày mẹ chỉ nên nạp 2.000 calories là đủ.
  • Chia nhiều bữa nhỏ thay vì chỉ ăn 3 bữa chính
  • Hạn chế hoặc tránh ăn các loại thứ ăn có nhiều dầu mỡ, gia vị hoặc chiên xào.
  • Chọn những thực phẩm giàu vitamin và dinh dưỡng như thịt bò, bà, rau xanh, trái cây….
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ hoặc tập yoga.

Mẹ không nên: Tham gia các hoạt động vận động nhiều, không làm việc quá căng thẳng…

Mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi nhé!

Mách nhỏ – Nếu thích mẹ có thể bắt đầu chụp hình bụng bầu của mình ngay từ bây giờ để thấy sự lớn lên qua từng tuần của bé từ những ngày đầu tiên! Hình trắng đen hoặc bán khỏa thân sẽ đẹp và đặc biệt hơn.

Vào thời gian này, bạn đã có thể nghĩ ra một cái tên hay đặt cho con yêu và tương tác với thai nhi bằng cái tên thân mật này nhé!

Thời gian này mẹ tránh bị stress mà cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn nhé!

Mẹ bầu không được lạm d

Những lưu ý cho mẹ khi mang thai tuần thứ 6

chí còn gây hại thai nhi, các bạn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc nhé.

Nên chọn áo ngực thoải mái hơn phù hợp với vòng một đang lớn lên của bạn.

Tránh những công việc phải chạy ngược chạy xuôi suốt ngày từ sáng đến tối.

Hãy cân nhắc việc mua một chiếc gối hỗ trợ dành cho bà bầu để sử dung luôn cho đến khi bạn sinh bé. Loại gối hình chữ nhật, dài, sẽ có thể hỗ trợ tuyệt vời cho chiếc bụng ngày càng to ra của bạn, và giúp giảm thiểu các cơn đau lưng.

Hãy tìm hiểu kỹ để chọn bác sĩ để chăm sóc và theo dõi sức khỏe cho bạn trong suốt thai kỳ.

Bạn có thể nói chuyện, học hỏi kinh nghiệm của những người thân, người bạn đã từng có con.

Lúc này mẹ có thể chọn cho mình 1 loại sữa bầu phù hợp để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi rồi nhé!

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, mẹ đã có đủ thông tin cần thiết để chuẩn bị về tinh thần lẫn sức khỏe cho một thai kỳ thật khỏe mạnh. Chúc mẹ có một thai kỳ vui khỏe và đáng nhớ!