Phân biệt các loại mụn ở tuổi dậy thì& cách ngừa mụn hiệu quả nhất

Hình ảnh nhận biết: mụn đầu trắng, đầu đen, mụn đỏ, mụn bọc, tuyến bã nhờn và mụn mủ hay gặp ở tuổi dậy thì, cách phòng chống và hạn chế mụn hiệu quả nhất cho bạn trẻ lần đầu lên mụn.

Vì sao mụn xuất hiện nhiều ở tuổi dậy thì?

Đối với nhóm tuổi dậy thì thường dễ dàng chuẩn đoán nguyên nhân gây nên mụn, bởi khi bước vào tuổi dậy thì, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, kích thích tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu, thường là để bảo vệ da, nhưng khi dầu nhờn trộn lẫn với tế bào da chết gây bít lỗ chân lông, cộng với vi khuẩn thường trú trên bề mặt da, từ đó sẽ hình thành nhân mụn.
Cũng như  trong giai đoạn này, kiến thức chăm sóc da chưa nhiều nên có những sai lệch trong chăm sóc da nên dẫn tới tổn thương da gây nên mụn trứng cá. Trong sinh hoạt hàng ngày, những yếu tố khác như khí hậu, thời tiết, môi trường, mỹ phẩm, stress sẽ làm cho nhân mụn phát triển nhanh chóng và trở nên trầm trọng hơn.
Mụn sinh ra là do nội tiết tố, vì thế, việc rửa mặt thường xuyên, dù có dùng sữa rửa mặt trị mụn hay không, sẽ giúp cho da luôn sạch sẽ và tránh bị viêm nhiễm do tác động của môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, đó không phải là giải pháp có thể giải quyết một cách triệt để nguyên nhân gây ra mụn. Hoặc đối với các loại sản phẩm trị mụn, nếu có, kết quả chỉ làm mụn giảm đi trong một thời gian ngắn rồi sau đó mụn sẽ tái phát và tiếp tục phát triển.
Đó là chưa kể những trường hợp sử dụng các sản phẩm “bôi, thoa” không rõ nguồn gốc hoặc tự bào chế theo kinh nghiệm truyền miệng, gây bít lỗ chân lông, khiến da càng bị viêm nhiễm, tổn thương, làm cho tình trạng mụn trở nên dai dẳng và trầm trọng hơn, để lại những vết tích “ngàn năm” như sẹo, vết thâm.
Chính vì những nguyên nhân nối tiếp nhau làm ảnh hưởng mụn ở nhóm tuổi này ngày càng trầm trọng hơn. Cần có hướng điều trị hợp lý triệt để từ đầu.

Phân biệt các loại mụn hay gặp nhất ở tuổi dậy thì

1/ Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng được hình thành khi bã nhờn trên da tiết ra nhiều, kết hợp với tế bào chết gây tắt nghẽn lỗ chân lông, sinh ra mụn. Do nhân mụn nằm trong lỗ chân lông kín nên có màu trắng, nhân cứng.* Đặc điểm: mụn không sưng, không đỏ, là những nốt rất nổi gồ lên bề mặt da mà nhiều khi không thấy rõ được bằng mắt thường trừ khi nhìn thật gần hoặc sờ vào bằng tay. Có nhân trắng, cứng hoặc chưa có miệng cồi (mụn ẩn, mụn sần), nằm dưới da.
mun-dau-trang

2/ Mụn đầu đen

Sự hình thành giống mụn đầu trắng nhưng do nhân trứng da nằm trong lỗ chân lông hở miệng, tiếp xúc với không khí bị oxy hoá nên chuyển sang màu đen ở trên, màu trắng ở dưới, nhân cứng, màu trắng đục. Mụn đầu đen là tổn thương sớm nhất của mụn, nếu không xử lí đúng có thể dẫn đến viêm sâu hơn và chuyển biến thành các dạng mụn nặng hơn.

 mun-dau-den

3/ Sợi, tuyến bã nhờn

Đây không phải là một dạng của mụn, tuy nhiên nó rất thường xuyên bị nhầm lẫn với mụn đầu đen. Sợi bã nhờn thường nhìn thấy rõ nhất ở vùng mũi và vùng xung quanh mũi và hầu như tất cả mọi người đều có nó. Vậy chúng là gì?

tuyen-ba-nhon-o-mui

Thực chất chúng chỉ là những ống rất nhỏ chứa bã nhờn (sebum) và khi da tiếp xúc với khói, bụi bẩn, môi trường không khí bên ngoài làm oxy hóa nên chúng thường có màu đen và nặn ra sẽ có dang sợi mảnh, trắng. Đó không phải là mụn đầu đen như mọi người lầm tưởng nhưng nếu chúng ta không giữ da sạch, giúp da được thông thoáng đúng mức, chúng sẽ dễ dàng gây nghẽn lỗ chân lông và biến thành dạng mụn đầu đen.

4/ Mụn đỏ

Mụn đỏ, dạng nhân trứng cá bị viêm: đó là khi mụn đầu đen hoặc đầu trắng đã bị viêm, chuyển thành mụn đỏ, hơi sưng, có thể cảm giác hơi đau khi đụng vào.

mun do

5/ Mụn mủ

Là mụn Papules viêm nặng hơn, bắt đầu có mủ vàng hoặc trắng bên trong. Mụn sưng to và đau nhức hơn, tuy nhiên do chỉ mới viêm đến lớp nang lông, nên mụn không gây ra sẹo lõm và thâm nhiều như mụn bọc.

mun-mu

6/ Mụn bọc, viêm nặng

Là loại mụn viêm với đường kính to hơn rất nhiều so với papules hoặc pustules, sưng đỏ, đa phần có rất nhiều mủ, gây đau nhức nhiều. Lúc này sự viêm nhiễm đã xâm nhập sâu dưới lớp tế bào da gây nên mụn bọc và cho dù có lành vẫn sẽ để lại sẹo lõm.

mun-boc-viem-nang

Mụn nào nguy hiểm nhất?

Các loại mụn đầu trắng, mụn đầu đen các bạn không cần đi spa lấy ra mà vẫn có thể tự chữa trị tại nhà bằng phương pháp deep cleansing oil system (xem thêm bài “Làm sạch da với dầu”) kết hợp với các sp trị mụn đầu đen, mụn ẩn. Tuy nhiên nếu mụn quá nhiều và nhân mụn cứng, các bạn vẫn có thể đến spa để lấy ra bằng dụng cụ lấy mụn chuyên dụng của ngành thẩm mỹ. Nhân mụn sẽ được lấy ra dễ dàng và không để lại thương tổn nào trên mặt bạn. Tuyệt đối tránh tự nặn mụn bằng tay dơ, sẽ dễ dàng bị viêm nhiễm và dẫn đến mụn chuyển biến thành mụn viêm.

Bị mụn nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Nếu bạn muốn có một làn da khỏe đẹp và ngăn ngừa mụn nhot, dưới đây là những cách hiệu quả:

  • Ăn uống lành mạnh và loại bỏ bớt đường khỏi chế độ ăn. Bạn sẽ cần bổ sung nhiều hơn các loại hạt, đậu, cá, trái cây và rau quả. Đừng quên ghi lại chế độ ăn trong một cuốn sổ nhật ký. Điều này giúp bạn quản lý được những thực phẩm khiến tình trạng mụn xảy ra và tiến triển để loại bỏ chúng sau này.
  • Tránh việc chà sát mạnh trong khi rửa mặt. Mụn không xảy ra do tích tụ bụi bẩn trên da mà quá trình rửa mặt đơn giản không làm sạch được chúng một cách tuyệt đối. Sử dụng nhiều loại sản phẩm rửa mặt cũng có thể gây kích ứng, khô da mà phản tác dụng.
  • Chọn sản phẩm dưỡng da phù hợp với bạn. Chúng thường có nhãn không gây mụn trên bao bì.
  • Chọn loại dầu gội loại bỏ chất nhờn. Quá nhiều dầu trên da có thể khiến tình trạng mụn trứng cá nặng hơn.

Bạn đang đọc: https://lacongaithattuyet.vn/phan-biet-cac-loai-mun-o-tuoi-day-thi-cach-ngua-mun-hieu-qua-nhat

tu khoa

  • cách trị mụn bọc không đầu
  • hình ảnh các loại mụn
  • các loại mụn thường gặp ở tuổi dậy thì
  • cách trị mụn ở tuổi dậy thì nữ