Đặt vòng tránh thai là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn khi muốn kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên phương pháp tránh thai nào cũng có ưu điểm và tồn tại những hiểm họa khôn lường như viêm nhiễm, rong kinh, trễ kinh. Chính vì vậy chị em phụ nữ cần trang bị cho mình vốn kiến thức cần thiết để đặt vòng ngừa thai một cách an toàn nhất.
Đặt vòng tránh thai là gì, có hiệu quả không?
Đặt vòng tránh thai là một phương pháp ngăn ngừa thụ thai có hiệu quả lên đến 10 năm và hiệu suất tránh thai là 95-97%. Vòng tránh thai được sử dụng rộng rãi trên thế giới và được các bác sĩ chứng nhận là an toàn với cơ thể. Có 2 loại vòng tránh thai:
- Vòng tránh thai đồng: ưu điểm của loại vòng này là thời gian sử dụng lâu dài lên đến 10 năm. Nhưng khi đến kì kinh nguyệt, phụ nữ sẽ ra một lượng máu lớn hơn bình thường.
- Vòng tránh thai nội tiết tố nữ: Loại vòng này khiến thay đổi lượng Estrogen có trong cơ thể, làm đặc chất nhầy nơi tử cung phụ nữ khiến tinh trùng không thể xâm nhập.
Vòng tránh thai nên đặt vào thời điểm nào thì hợp lý?
Vì một số lý do chuyên môn trong y học. Các bác sĩ khuyên phụ nữ nên đặt vòng vào thời điểm khi vừa sạch kinh nguyệt (ngày đầu tiên). Bởi lẽ khi kinh nguyệt vừa hết cổ tử cung vẫn còn hé mở sẽ ít gây đau đớn hơn trong quá trình đặt vòng.
Với những người chưa sinh con lần nào. Bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng phương pháp này để tránh thai. Những phụ nữ sau sinh có thể đặt vòng sau khi kì kinh nguyệt đầu tiên qua đi.
Không nên đặt vòng tránh thai trong trường hợp nào?
Với những trường hợp sau tuyệt đối không nên đặt vòng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Phụ nữ không sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ gần nhất.
- Phụ nữ bị viêm nhiễm âm đạo.
- Những người mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
- Các bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung, buồng trứng…
- Người có kinh nguyệt không đều hay bị rong kinh.
- Phụ nữ mẫn cảm với chất đồng.
Sau khi đặt vòng cần chú ý điều gì?
Trong những ngày đầu sau đặt vòng phụ nữ cần uống thuốc và nghỉ ngơi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tuần đầu sau khi đặt vòng tránh đi lại; vận động mạnh để vòng ổn định vị trí trong tử cung của bạn.
Nếu sau 4-7 ngày bạn vẫn còn những triệu chứng như: đau bụng, âm đạo ra huyết thì cần gặp bác sĩ ngay để điều trị. Nên tái khám sau 3-6 tháng để kiểm tra tình hình sức khỏe sau khi đặt đặt vòng.
Dấu hiệu nào cho thấy cần tái khám khẩn cấp trong thời gian đặt vòng tránh thai?
Đặt vòng an toàn với cơ địa của hầu hết phụ nữ tuy nhiên trong một số trường hợp chúng sẽ là nguyên nhân khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức nhé:
- Bụng đau nhiều ngày. Đặc biệt ở ở bụng dưới kèm theo những cơn sốt, đi tiểu buốt
- Bị rong kinh bất thường: Nếu sau 7 ngày đặt vòng, bạn vẫn ra nhiều máu thì nên đi khám khẩn cấp
- Phụ nữ bị viêm nhiễm vùng chậu. Đây là một căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến vô sinh. Chính vì vậy hãy tới bác sĩ thăm khám để có những biện pháp điều trị thích hợp.
Bài viết tổng hợp những điều bạn cần lưu ý khi đã và đang có ý định đặt vòng tránh thai. Hy vọng những thông tin chia sẻ ở trên sẽ thật bổ ích đối với bạn đọc!