Xét nghiệm double test là một trong những xét nghiệm lâm sàng quan trọng ở giai đoạn 3 đầu của thai kỳ. Mục đích của nó là kiểm tra sức khỏe của thai nhi có khỏe mạnh hay không và đánh giá những nguy cơ mắc các chứng bệnh như Down, Patau…Vậy thực chất double test là gì, nó có thật sự cần thiết cho mẹ và bé, hãy xem bài viết sau đây để biết thêm thông tin nhé.
Xét nghiệm double test là gì?
Double test là xét nghiệm lâm sàng sử dụng các nhân tố β-hCG tự do và PAPP-A để đánh giá liệu thai nhi có những nguy cơ bị mắc những hội chứng như Down hay Trisomy 18 và 21 hay không. Những hội chứng trên được hình thành do nhiễm sắc thể bị khuyết tật. Vì vậy nếu không tiến hành kiểm tra sớm thì sẽ để lại những ảnh hưởng không tốt cho trẻ sau khi sinh.
Nếu kết quả double test cho kết quả:
- β-hCG tự do quá cao.
- Lượng PAPP-A trong máu quá thấp.
Thì thai nhi có nguy cơ cao sau khi sinh bị hội chứng Down và hội chứng Trisomy 18 và 21. Tuy nhiên để chắc chắn hơn thì bạn nên tiến hành thêm những xét nghiệm khác nữa để bác sĩ có thể đưa ra kết luận cuối cùng có nên giữ thai nhi lại hay không?
Tầm quan trọng của xét nghiệm double test
Xét nghiệm double test trong máu của mẹ bầu có thể giúp thăm khám sức khỏe của thai nhi rất tốt. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu là khoảng thời gian cần phải chú ý tới sự phát triển và hình thành của thai nhi. Doubles test sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán những dị tật của thai nhi cùng với những xét nghiệm lâm sàng khác để tìm ra nguy cơ bệnh của bào thai.
Đặc biệt là hội chứng Down ở trẻ em, nếu không thực hiện kiểm tra double test sẽ để lại những hậu quả không lường và quá trình phát triển bình thường của con trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Cụ thể:
- Có nếp nhăn ở lòng bàn tay.
- Mắt nhỏ, đầu nhỏ.
- Trí thông minh bị ảnh hưởng.
- Có vấn đề về mắt, thị giác hoặc tim.
- Khả năng tiếp thu kém.
Vì vậy để đảm bảo sự an toàn của em bé bạn nên thực hiện xét nghiệm này ở tháng 12 của thai kỳ là thích hợp nhất. Ngoài ra những mẹ bầu có những đặc điểm dưới đây càng phải nên làm double test:
- Mang thai trên 35 tuổi.
- Từng bị sẩy thai.
- Từng mang thai con bị dị tật di truyền.
- Gia đình có tiền sử bị bệnh dị tật bẩm sinh.
Ưu và nhược điểm của double test
Bất kỳ 1 xét nghiệm nào cũng đều có những ưu nhược điểm riêng và double test cũng như vậy.
Ưu điểm:
- Đảm bảo sự an toàn của bào thai.
- Tìm ra nguy cơ bị dị tật của bào thai.
- Đưa ra những giải pháp kịp thời nếu bị dị tật.
Nhược điểm:
- Chi phí kiểm tra cao.
- Độ chính xác của xét nghiệm tùy thuộc vào máy móc và thiết bị kiểm tra của bệnh viện.
Những câu hỏi thường gặp về xét nghiệm double test
Dưới đây là những câu hỏi mà các mẹ bầu muốn biết thêm thông tin về double test
Xét nghiệm double test có cần nhịn ăn không?
Double test khi tiến hành xét nghiệm không cần nhịn ăn. Vì đây chỉ là những xét nghiệm thông thường, việc ăn uống trước khi xét nghiệm sẽ không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Khi nào thì có kết quả xét nghiệm double test?
Thông thường khi mẹ bầu xét nghiệm tại những phòng khám hoặc cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ thông báo ngày hẹn đến lấy kết quả. Sau từ 3-7 ngày tùy từng phòng khám bạn sẽ nhận được kết quả và được chỉ định những việc và thủ tục cần làm để có thể lấy kết quả thuận lợi.
Trên đây là những thông tin chung về double test, hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về hình thức xét nghiệm này. Để giúp thai nhi khỏe mạnh hơn chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện xét nghiệm này nhé. Hãy để lại bình luận hoặc thắc mắc của bạn để chúng tôi giải đáp qua bài viết này.