Lịch tiêm phòng cho trẻ – thông tin mà bất cứ bà mẹ nào cũng phải biết

Tiêm phòng vacxin là điều cần thiết cho trẻ nhỏ nhằm ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Đặc biệt với trẻ dưới 4 tuổi, hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện thì việc tiêm phòng cho trẻ lại càng quan trọng hơn. Tuy nhiên, không phải tiêm loại vacxin nào, vào thời điểm nào cũng được mà cha mẹ phải nhớ lịch tiêm phòng cho trẻ đầy đủ và cụ thể.

Đưa trẻ đi tiêm phòng vacxin đầy đủ

Lịch tiêm phòng cho trẻ 

Trẻ em phải được tiêm phòng đầy đủ theo lịch trình. Là thời gian mà Chương trình tiêm chủng mở rộng đề ra. Đó là quy định của Bộ Y Tế. Đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, tiêm chủng đầy đủ, chính xác có thể nói là một yêu cầu bắt buộc. Cụ thể, lịch tiêm phòng cho trẻ dưới 1 tuổi được quy định như sau:

  • Trẻ sơ sinh: tiêm phòng vacxin viêm gan B (mũi 1) trong vòng 2r giờ sau khi sinh và vacxin BCG phòng bệnh lao (mũi 1).
  • Trẻ 2 tháng tuổi: tiêm phòng vacxin kết hợp phòng 5 bệnh: bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib (mũi 1)  và uống vacxin bại liệt lần 1.
  • Trẻ 3 tháng tuổi: tiêm vacxin phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib (mũi 2) và uống vacxin bại liệt lần 2.
  • Trẻ 4 tháng tuổi: tiêm vacxin phòng bạch cầu – ho gà – uốn ván – viêm gan B – Hib (mũi 3) và uống vacxin bại liệt lần 3.
  • Trẻ 9 tháng tuổi: tiêm vacxin sởi (mũi 1).
  • Trẻ 12 tháng tuổi: tiêm vacxin viêm não Nhật Bản (mũi 1), mũi 2 tiêm cách mũi 1 hai tuần, mũi 3 tiêm cách mũi 2 một năm. 
  • Trẻ 18 tháng tuổi: tiêm vacxin phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván (mũi 4) và tiêm vacxin sởi – rubella.

Với trẻ từ 2 tuổi trở lên, các mũi tiêm vacxin sẽ ít hơn. Nhưng cha mẹ cũng cần phải cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ. Trẻ từ 2 – 3 tuổi sẽ tiêm vacxin phòng bệnh viêm màng não; vacxin viêm não Nhật Bản (mũi 3); vacxin TYPHIM phòng bệnh thương hàn. Còn trẻ từ 3 tuổi trở lên sẽ tiêm vacxin 3 trong 1 phòng bệnh sởi – quai bị – rubella, vacxin Gardasil/ Cervarix (cho bé gái từ 9 tuổi trở lên), vacxin phòng bệnh cúm…

Lịch tiêm phòng vacxin cho trẻ 

Lưu ý khi đi tiêm phòng cho trẻ 

Một số trường hợp cha mẹ không nên đưa trẻ đi tiêm phòng như:  Trẻ sốt trên 37,5 độ C hoặc thân nhiệt của trẻ hạ thấp xuống dưới 35,5 độ C. Trường hợp nhịp tim của trẻ thất thường. Trẻ nặng dưới 2kg hoặc trẻ có các chống chỉ định khác cũng không nên đi tiêm phòng. Trước khi tiêm phòng, cha mẹ cũng cần phải thông báo tình trạng sức khoẻ cụ thể của bé cho bác sĩ. 

Sau khi tiêm phòng, trẻ cần được theo dõi 30 phút tại địa điểm tiêm phòng và 24 tiếng ở nhà. Nếu trẻ có các biểu hiện sốt cao; chỗ tiêm bị sưng tấy, quấy khóc, khó thở… sau 1 ngày, cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để tái khám. Cha mẹ cũng nên thường xuyên theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé. Thực hiện theo đúng các yêu cầu của bác sĩ. 

Tiêm phòng vacxin cho trẻ đầy đủ

Nếu bé bị lỡ lịch tiêm phòng cho trẻ thì làm sao? Lúc này cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế. Đến đây, bạn sẽ được nghe lời khuyên của bác sĩ và được tiêm bù muzi nhớ. Tùy vào từng loại vacxin, thời gian lỡ lịch tiêm, tình trạng sức khoẻ của bé mà các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể. 

Bên cạnh việc phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm tiêm phòng giúp tăng cường sức đề kháng cho bé. Việc tiêm chủng theo đúng lịch tiêm phòng cho trẻ là điều cực kỳ cần thiết. Vì vậy, dù bận tới đâu các bậc cha mẹ vẫn nên đưa con đi tiêm phòng đầy đủ nhé!